Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Đặc điểm đồ sứ thanh hoa thời nhà Nguyên

Đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên lấy đời Cảnh Đức Trấn làm đại diện, được chế tác tinh xảo đẹp mắt mà truyền thế rất ít, vì thế nên đặc biệt quý hiếm, căn cứ vào thời gian nhìn chung được chia thành 3 giai đoạn : Giai đoạn Diên Hữu, Chí Chính và cuối nhà Nguyên, trong đó có giá trị nhất là Chí Chính.




Đồ sứ thanh hoa đã mở ra một thời đại mới quá độ từ đồ sứ nung sang thời kỳ đồ sứ màu.Nó có vẻ đẹp rực rỡ, nét họa phóng khoáng, nhiều tầng lớp, có nhiều nét khác biệt với thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Trung Hoa. thực tế đó là 1 bông hoa độc đáo trong lịch sử gốm sứ Trung Quốc, đồng thời cũng khiến cho thời vua Cảnh Đức Trấn trở thành trung tâm của ngành sản xuất sứ trên thế giới thời kỳ đó. Phân biệt 1 loại đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên cần nắm vững một số đặc điểm sau:
  

1.Xem hình dạng của đồ vật. Đối với hình dạng các loại như bình, lọ nhỏ phải xem kỹ phần miệng, cổ, lưng, bụng, chân.Xem có đặc trưng hình dạng đồ vật thời nhà Nguyên hay không, đồng thời cũng phải nhận biết được trọng lượng phần thân của vật, tiến hành phân tích toàn bộ hình dạng đồ vật đó, Các loại bình, lọ nhỏ thời nhà Nguyên thân tương đối nặng, chất liệu cứng


  

(Ảnh nguồn từ: nadeausauction.com)





(Ảnh nguồn: mfordcreech.com)

2. Xem màu tráng men: Màu tráng men của sứ thanh hoa nhà Nguyên có màu trắng hơi có ánh xanh, sáng bóng, nhưng cũng loại có màu trắng hẳn hay xanh hẳn.Thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên (kỳ Diên Hữu) , các loại đồ sứ thanh hoa như bình, lọ được tráng men trong suốt, tay sờ lên lớp men sứ đó có cảm giác như gạo nếp, có khi màu men lại mờ mờ đục đục, nhìn gần thấy hiện rõ màu xám xanh, nhìn xa lại thấy có màu vàng nâu, nếu nhìn kỹ sẽ thấy trên bề mặt men sứ thanh hoa sẽ thấy những chấm nhỏ màu trắng lốm đốm bám vào, số ít trên lớp men có thể nhìn thấy lớp vỏ cứng dính kết vào nhau, nhìn nghiêng một cách chăm chú sẽ thấy trên lớp men đó có những đường nét hoa văn không theo quy tắc nào cả. Kể từ kỳ Chí Chính, sứ thanh hoa được nung men trắng, men xu phủ và men trắng trứng, có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt.



14th-century Yuan Dynasty jar tops $1.3M at I.M. Chait March 17 Asia Week sale





(Ảnh nguồn: brooklynmuseum.org)


  3. Xem thanh hoa: Sứ thanh hoa có màu sắc không ổn định, lúc chìm, lúc sáng, chất liệu thanh hoa chia làm 2 loại : 1 loại phát ra màu sáng mạnh ánh lên màu xanh đậm, chỗ đậm có gỉ màu đen, gọi là " hắc tỳ", chỗ đậm khi dùng tay sờ vào ,trên bề mặt men thanh hoa sẽ thấy có cảm giác lồi lõm, đó chính là do hiệu ứng màu sắc khi dùng nguyên liệu màu thanh hoa nhập khẩu từ Ba Tư; một loại khác dùng nguyên liệu trong nước , thanh hoa dùng nguyên liệu trong nước có màu xám xanh, có khi là màu xanh hơi xám chút , hoặc là thanh hoa phát ra màu xanh ánh xám. Ở kỳ Diên Hữu họa tiết hoa mẫu đơn được khắc lên đồ sứ giống như những tầng mây ẩn trên thân đồ sứ, cảm giác như đang nhấp nháy phát sáng


  

(Ảnh nguồn: Xinhuanet)

4. Xem hoa văn trang trí : Hoa văn trang trí sứ thanh hoa nhà Nguyên được chia thành 2 loại: Một loại là hoa văn trang trí nguyên liệu nhập khẩu, có đặc điểm hoa văn dày kín, tầng lớp phong phú, nét vẽ gọn gàng.Nếu là đĩa lớn nhiều hoa văn sẽ do từ 3-8 tầng hoa văn xếp dày đặc, hoa văn có chính có phụ, nhiều mà ngay ngắn, đề tài hoa văn trang trí phong phú đa dạng, từ nhân vật trong câu chuyện, nhành hoa, bể cá,hồ sen, song phượng hoa cỏ, nhành cây, trúc đá hoa cỏ trái cây...họa tiết hoa cỏ gồm có bông hoa lớn và lá to, trong đó được điểm xung quanh bằng những cánh hoa sen tạo thành hình cái hồ lô, trang trí diềm hoa mẫu đơn thành hình ngọc trân châu trắng, họa tiết cánh hoa sen sẽ giúp tạo khoảng cách, phía trong khung được trang trí bằng thanh hoa..một loại thanh hoa nữa là họa tiết nguyên liệu trong nước. Họa tiết này có đặc trưng mềm mại phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.


  

(Ảnh nguồn: sunrise-art.com)





(Ảnh nguồn: lessingimages.com)

5. Xem bên trong: Bên trong các loại lọ, bình sứ thanh hoa thường không tráng men, phần thân dùng phương pháp dính kết từng phần, phần bụng và đáy vật thường nhìn rõ chỗ nối kết. Trong bình mai và phần vai chỗ nối có cảm giác thô, phía bên trong thường lồi lên khoảng 1-2mm , kích thước phần thô không theo quy tắc nào cả, dùng tay sờ vào thấy tròn mịn .Phía trong bình hơi có màu vàng nhạt,có thể nhìn rõ những hạt đá sỏi nhỏ bên trong, trên phần bụng thường không phải xử lý gì, từ dưới bụng đến đáy có nhiều hoa văn xoay. Nhìn nghiêng với ánh sáng mạnh có thể thấy một vài điểm sáng lấp lánh, phát ra ánh sáng, được gọi là điểm sáng âm dương.



6.Xem dưới đáy chân: Dưới đáy của các đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên như đáy bình, đáy lọ thường có hình dạng chân tròn lõm ở bên trong, đáy chân dày và rộng, một số ít đáy chân có hình thon, chân có màu đậm màu nhạt, đa số là nhạt. Các loại bát đĩa chân tròn đa số mặt ngoài lại thon nhỏ, nhưng dù là vật đã được mài dũa hay có hình tròn, vòng chân, thường ,thường mang đến cảm giác theo quy tắc nhất định, các loại bình, lọ đá vụn dưới đáy chân có cảm giác rất chặt, cũng có khi hơi lỏng lẻo. Những vụn sỏi nhỏ li ti phải nhìn thật kỹ, thật tinh mới thấy được. Có những đáy chân lồi lên hiện rõ hình tim . Đáy lọ, bình , đa số có hình hoa văn xoay. Có những vòng đáy và đáy chân lẫn với các hạt đá nhỏ mà mắt thường có thể nhìn thấy, dính những nốt men đen kích thước khác nhau, và có hình dạng tự nhiên



A rare blue and white jar, guan, Yuan Dynasty, early to mid 14th century



(Ảnh nguồn: bukowskis.com)





A Blue and White 'Meiping' Vase, late Yuan-early Ming Dynasty

(ảnh nguồn: Stockholm Auktionsverk)





(Ảnh nguồn: sunrise-art.com)

7. Xem màu sắc và bong bóng: Màu sắc của thanh hoa nhà Nguyên rất quan trọng, vòng chân ngoài của bình, lọ thông thường sẽ được tráng men màu thủy lục rất đậm, cũng có thể được tráng màu xanh trứng vịt. Lớp men trên thân đồ vật luôn hiện màu xanh trắng, màu xanh nhạt, hoặc hơi ngả sang màu vàng...Sứ thanh hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên các lo, bình...đều có màu sắc rõ rệt. Màu sắc dựa vào những thay đổi của độ khô, độ ẩm, nhiệt độ trong không khí cùng các mùa ...sẽ hiện ra những màu sắc khác nhau trên lớp men .Các bình, lọ sứ thanh hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên( kỳ Diên Hữu) có lúc xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhẹ , thường do thời tiết quá nóng, và còn trên lớp men thanh bạch và xu phủ thời đầu kỳ và trung kỳ nhà Nguyên đa số không có bong bóng. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ thanh hoa, trên thanh hoa men trắng và men trắng trứng mới có bong bóng , nhưng có hai loại bong bóng lớn nhỏ , bong bóng nhỏ nhiều , lớp men thanh hoa nhà Nguyên đa phần có hình dạng trong suốt, khô, mềm mại.

Cổ vật tinh hoa dịch và biên tập hình ảnh. ( nguồn: Jia Hao Guo Ji)