Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Hiệu đề: Quốc Bửu Vô Hà

Quốc Bửu Vô Hà Hiệu đề: 國寳無瑕 Hiệu đề (EN) : National treasure without trace of jade Hình ảnh hiệu đề trên cổ vật. Thông tin về hiệu đề Hiệu đề này có trên Đồ sứ ký kiểu (ĐSKK). Ghi chú: tham khảo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn. Thông tin liên quan Đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) ĐSKK là dòng đồ sứ do Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa dựa trên việc đề xuất các ý tưởng của người Việt về kiểu dáng, chủ đề trang trí, đồ án trang trí, thơ văn và hiệu đề. Việc ký kiểu đồ sứ đã diễn ra trong hơn 2 thế kỷ (cuối thế kỷ XVII- thập niên đầu thế kỷ XX) bởi vua chúa, quan lại và thương gia của Việt Nam Ghi chú: tham khảo từ luận án tiến sĩ của tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Đồ sứ Việt Nam ký kiểu tại Trung Hoa từ 1804 đến 1924 hiện tàng trữ tại bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, 2002) Thời triều Nguyễn, chỉ có 5 triều vua nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định có ký kiểu đồ sứ ở Trung Hoa. Trên ĐSKK thời Nguyễn, thống kê được 52 hiệu đề niện đại trùng hợp với thời gian đi sứ của 25 sứ bộ trong tổng số 42 sứ bộ được nhà Nguyễn cử sang Trung Hoa từ thời Gia Long đến thời Khải Định. Ngoài việc ký kiểu đồ sứ cho triều đình, các sứ thần cũng đặt làm những món đồ sứ cho riêng mình để làm kỷ niệm, làm quà tặng hay dâng cúng cho những nơi thờ tự trong dòng họ, tiêu biểu là những đồ sứ do Đặng Huy Trứ đặt làm vào nắm 1868. Nhiều thương nhân, phú hộ giàu có cũng ký kiểu đồ sứ cho nhu cầu riêng. Ngoài ra, người Trung Hoa còn dựa vào những mẫu mã do quan lại đi sứ ký kiểu, để chế tác những đồ sứ mang hiệu đề hoàn toàn Trung Hoa nhưng có kiểu dáng, hoa văn, thơ văn như những món ĐSKK chính thức, để bán sang thị trường Việt Nam.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Câu Tiễn: Thanh kiếm cổ Trung Quốc thách thức với thời gian

Năm mươi năm trước, một thanh kiếm quý hiếm đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Trung Quốc. Mặc dù đã hơn 2.000 năm tuổi, thanh kiếm, được gọi là Câu Tiễn, không có bất cứ dấu vết nào của hiện tượng gỉ sắt.
Lưỡi kiếm dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian, cứa chảy máu ngón tay của nhà khảo cổ học khi người này dùng ngón tay của mình để kiểm tra phần cạnh của thanh kiếm. Bên cạnh chất lượng kỳ lạ này, sự tinh xảo cao được thực hiện đến từng chi tiết đối với một thanh kiếm đã được sản xuất ra trong một thời gian dài như vậy. Được coi là một quốc bảo ở Trung Quốc ngày nay, thanh kiếm được xem như một huyền thoại đối với người Trung Quốc giống như thanh kiếm Excalibur của Vua Arthur ở phương Tây.
Năm 1965, các nhà khảo cổ đã tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc, chỉ 7 km (4 dặm) từ đống đổ nát của Tế Nam, thủ phủ của nước Chu cổ đại, khi họ đã phát hiện ra năm mươi ngôi mộ cổ. Trong các cuộc khai quật các lăng mộ, các nhà nghiên cứu đã khai quật được thanh kiếm của Câu Tiễn cùng với 2.000 hiện vật khác.

Hành trình khám phá thanh kiếm Câu Tiễn
Theo người đứng đầu của nhóm các nhà khảo cổ chịu trách nhiệm về việc khai quật, thanh kiếm đã được phát hiện trong một ngôi mộ, bên trong một hộp gỗ kín khí gần bên cạnh một bộ xương. Nhóm nghiên cứu đã choáng váng khi thanh kiếm bằng đồng hoàn toàn nguyên vẹn với bao kiếm đã được gỡ bỏ từ chiếc hộp. Khi chiếc kiếm được rút ra khỏi vỏ bao, lưỡi kiếm không hề bị xỉn màu dù được chôn cất trong điều kiện ẩm qua hai thiên niên kỷ. Một thử nghiệm được tiến hành bởi các nhà khảo cổ học cho thấy lưỡi kiếm có thể dễ dàng cắt một chồng hai mươi miếng giấy.
Sword of Goujian, Hubei Provincial Museum
Ảnh: Thanh kiếm Câu Tiễn, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc
Thanh kiếm
Thanh kiếm Câu Tiễn là một trong những thanh kiếm được biết đến đầu tiên, là một thanh kiếm thẳng hai lưỡi được sử dụng trong suốt 2.500 năm qua tại Trung Quốc. Thanh kiếm Jian là một trong các loại kiếm xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc và được gắn liền chặt chẽ với các thần thoại Trung Quốc. Trong dân gian Trung Quốc, nó được gọi là "Giới thượng lưu của các loại vũ khí" và được xem là một trong bốn loại vũ khí lớn, cùng với quyền trượng, giáo, và thanh đao.
One iron and two bronze Jian swords from the Chinese Warring states period
Ảnh: Một thanh kiếm Jian bằng thép và 2 thanh kiếm đồng từ Giai đoạn chiên tranh Trung Hoa

Tương đối ngắn so với các thanh kiếm cùng niên đại, thanh kiếm Câu Tiễn là một thanh kiếm bằng đồng với hàm lượng đồng lớn, làm cho nó có khả năng uốn tốt hơn và ít có khả năng phá vỡ. Các cạnh được làm bằng thiếc, làm cho nó cứng hơn, duy trì lợi thế về độ sắc cạnh. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ sắt, chì và lưu huỳnh trong thanh kiếm, và nghiên cứu đã cho thấy một tỷ lệ cao của lưu huỳnh và Sunfua hợp kim đồng, tạo nên một thanh kiếm với khả năng chống gỉ tốt. Các hình thoi được khắc màu đen che cả hai bên của lưỡi kiếm và men màu xanh và ngọc lam được nhúng trên tay cầm của thanh kiếm. Tay cầm của thanh kiếm được buộc bởi lụa trong khi núm tròn chuôi kiếm bao gồm 11 vòng tròn đồng tâm. Thanh kiếm có kích thước dài 55,7 cm (21,9 in) , bao gồm một tay cầm (cán) kiếm dài 8,4 cm (3,3 in) , và bề rộng lưỡi kiếm  4,6 cm (1,8 in) . Thanh kiếm nặng 875 gram (30,9 oz).

The turquoise can be seen embedded in the sword’s handle
Ảnh: Miếng ngọc lam có thể được nhìn thấy rõ được gắn trên tay cầm của thanh kiếm

Việc giải mã bản khắc
Trên một mặt của lưỡi kiếm, hai cột văn bản hiển thị với tám ký tự, gần chuôi kiếm, là văn tự của thời Trung Quốc cổ đại. Phần chữ viết, được gọi là "鸟 虫 文" (nghĩa là "khí chất của loài chim và loài sâu") đặc trưng là trang trí kiểu chữ phức tạp lược giảm một số nét, là biến thể của kiểu chữ triện thành ra rất khó đọc. Các phân tích ban đầu đã giải mã sáu trong tám ký tự. Họ đọc, "越王" (Việt Vương) và "自 作用 剑" ("thanh kiếm này được chế tạo cho việc sử dụng cá nhân (của ông) "). Hai ký tự còn lại khả năng là tên của nhà vua.

Deciphering the scripts on the Sword of Goujian
ẢnhGiải mã văn tự trên thanh kiếm Câu Tiễn
8 chữ là "Việt Vương Câu-Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm" (Tham khảo tại lyhocdongphuong.org.vn)

Từ khi được chế tạo vào năm 510 trước Công nguyên cho đến sự suy vong trong tay của nhà Chu vào năm 334 trước công nguyên, chín đời vua trị vì Yue, bao gồm Goujian, Lu Cheng, Bu Shou, và Zhu Gou, và những người khác. Danh tính của vị vua sở hữu thanh kiếm làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học Trung Quốc. Sau hơn hai tháng, các chuyên gia đưa ra một sự đồng thuận rằng chủ sở hữu ban đầu của thanh kiếm là Câu Tiễn (496-465 trước công nguyên), và thanh kiếm có niên đại khoảng 2.500 năm tuổi.
King Goujian of Yue
Việt Vương Câu Tiễn
Câu Tiễn là một ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, người đã trị vì nhà nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) cuối thời Xuân Thu (771-476 trước Công nguyên). Đây là thời điểm đánh dấu bởi sự hỗn loạn trong thời nhà Chu và lấy tên từ Biên niên sử thời Xuân thu, mà được ghi chép trong thời gian này. Thời kỳ Xuân Thu nổi tiếng với các cuộc viễn chinh; những xung đột này đã dẫn đến sự hoàn hảo về các loại vũ khí ở khả năng kháng chịu và có thể gây chết người một cách đáng ngạc nhiên, mất nhiều năm để rèn và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Câu chuyện của Câu Tiễn và Phù Sai, Vua của các thời nhà Ngô, tranh quyền bá chủ là nổi tiếng khắp Trung Quốc. Mặc dù vương quốc Câu Tiễn của bước đầu đã bị đánh bại bởi nước Ngô, Câu Tiễn đã dẫn dắt quân đội của mình để chiến thắng 10 năm sau đó.
Tính độc nhất
Bên cạnh giá trị lịch sử, nhiều học giả đã tự hỏi làm thế nào thanh kiếm này có thể không bị gỉ trong một môi trường ẩm ướt, trong hơn 2.000 năm, và làm thế nào để những hình trang trí tinh tế được chạm khắc vào thanh kiếm. Thanh kiếm của Câu Tiễn vẫn rất sắc cạnh như khi ban đầu nó được chế tác, và không thể tìm thấy bất cứ điểm gỉ sét nào trên thân thanh kiếm này.
The Goujian sword is as sharp today as it was over two millennia ago
Thanh kiếm Câu Tiễn vẫn sắc như mới dù nó đã được chế tạo hơn 2000 năm trước
Các nhà nghiên cứu đã phân tích những mảnh đồng cổ với hy vọng tìm thấy cách để nhân rộng công nghệ được sử dụng để tạo ra thanh kiếm. Họ nhận thấy rằng khả năng không bị oxy hóa của thanh kiếm là một kết quả của sự sunfat hóa trên bề mặt của thanh kiếm. Điều này, kết hợp với một bao kiếm kín khí, cho phép thanh kiếm huyền thoại được tìm thấy trong tình trạng nguyên sơ như vậy.
Các thử nghiệm cũng cho thấy rằng các thợ rèn kiếm trong những khu vực nước Ngô và nước Việt ở miền Nam Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu đạt được một mức độ cao của nghề luyện kim, họ đã biết kết hợp các hợp kim không rỉ vào lưỡi kiếm của họ, giúp chúng tồn tại qua năm tháng mà hầu như không có tì vết. Thanh kiếm được đưa đến Bảo tàng Cung điện Quốc gia tại Đài Bắc, nơi nó được trưng bày cho đến năm 2011, cùng với các miếng đồng khác từ việc khai quật. Nó hiện đang thuộc sở hữu của Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.
Hình ảnh nổi bật: Thanh kiếm của Câu Tiễn
Người viết: Bryan Hilliard
Lược dịch: Nam Khánh
http://covattinhhoa.vn/news/detail/1410/cau-tien-thanh-kiem-co-trung-quoc-thach-thuc-voi-thoi-gian.cvth


Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Đặc điểm đồ sứ thanh hoa thời nhà Nguyên

Đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên lấy đời Cảnh Đức Trấn làm đại diện, được chế tác tinh xảo đẹp mắt mà truyền thế rất ít, vì thế nên đặc biệt quý hiếm, căn cứ vào thời gian nhìn chung được chia thành 3 giai đoạn : Giai đoạn Diên Hữu, Chí Chính và cuối nhà Nguyên, trong đó có giá trị nhất là Chí Chính.




Đồ sứ thanh hoa đã mở ra một thời đại mới quá độ từ đồ sứ nung sang thời kỳ đồ sứ màu.Nó có vẻ đẹp rực rỡ, nét họa phóng khoáng, nhiều tầng lớp, có nhiều nét khác biệt với thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Trung Hoa. thực tế đó là 1 bông hoa độc đáo trong lịch sử gốm sứ Trung Quốc, đồng thời cũng khiến cho thời vua Cảnh Đức Trấn trở thành trung tâm của ngành sản xuất sứ trên thế giới thời kỳ đó. Phân biệt 1 loại đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên cần nắm vững một số đặc điểm sau:
  

1.Xem hình dạng của đồ vật. Đối với hình dạng các loại như bình, lọ nhỏ phải xem kỹ phần miệng, cổ, lưng, bụng, chân.Xem có đặc trưng hình dạng đồ vật thời nhà Nguyên hay không, đồng thời cũng phải nhận biết được trọng lượng phần thân của vật, tiến hành phân tích toàn bộ hình dạng đồ vật đó, Các loại bình, lọ nhỏ thời nhà Nguyên thân tương đối nặng, chất liệu cứng


  

(Ảnh nguồn từ: nadeausauction.com)





(Ảnh nguồn: mfordcreech.com)

2. Xem màu tráng men: Màu tráng men của sứ thanh hoa nhà Nguyên có màu trắng hơi có ánh xanh, sáng bóng, nhưng cũng loại có màu trắng hẳn hay xanh hẳn.Thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên (kỳ Diên Hữu) , các loại đồ sứ thanh hoa như bình, lọ được tráng men trong suốt, tay sờ lên lớp men sứ đó có cảm giác như gạo nếp, có khi màu men lại mờ mờ đục đục, nhìn gần thấy hiện rõ màu xám xanh, nhìn xa lại thấy có màu vàng nâu, nếu nhìn kỹ sẽ thấy trên bề mặt men sứ thanh hoa sẽ thấy những chấm nhỏ màu trắng lốm đốm bám vào, số ít trên lớp men có thể nhìn thấy lớp vỏ cứng dính kết vào nhau, nhìn nghiêng một cách chăm chú sẽ thấy trên lớp men đó có những đường nét hoa văn không theo quy tắc nào cả. Kể từ kỳ Chí Chính, sứ thanh hoa được nung men trắng, men xu phủ và men trắng trứng, có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt.



14th-century Yuan Dynasty jar tops $1.3M at I.M. Chait March 17 Asia Week sale





(Ảnh nguồn: brooklynmuseum.org)


  3. Xem thanh hoa: Sứ thanh hoa có màu sắc không ổn định, lúc chìm, lúc sáng, chất liệu thanh hoa chia làm 2 loại : 1 loại phát ra màu sáng mạnh ánh lên màu xanh đậm, chỗ đậm có gỉ màu đen, gọi là " hắc tỳ", chỗ đậm khi dùng tay sờ vào ,trên bề mặt men thanh hoa sẽ thấy có cảm giác lồi lõm, đó chính là do hiệu ứng màu sắc khi dùng nguyên liệu màu thanh hoa nhập khẩu từ Ba Tư; một loại khác dùng nguyên liệu trong nước , thanh hoa dùng nguyên liệu trong nước có màu xám xanh, có khi là màu xanh hơi xám chút , hoặc là thanh hoa phát ra màu xanh ánh xám. Ở kỳ Diên Hữu họa tiết hoa mẫu đơn được khắc lên đồ sứ giống như những tầng mây ẩn trên thân đồ sứ, cảm giác như đang nhấp nháy phát sáng


  

(Ảnh nguồn: Xinhuanet)

4. Xem hoa văn trang trí : Hoa văn trang trí sứ thanh hoa nhà Nguyên được chia thành 2 loại: Một loại là hoa văn trang trí nguyên liệu nhập khẩu, có đặc điểm hoa văn dày kín, tầng lớp phong phú, nét vẽ gọn gàng.Nếu là đĩa lớn nhiều hoa văn sẽ do từ 3-8 tầng hoa văn xếp dày đặc, hoa văn có chính có phụ, nhiều mà ngay ngắn, đề tài hoa văn trang trí phong phú đa dạng, từ nhân vật trong câu chuyện, nhành hoa, bể cá,hồ sen, song phượng hoa cỏ, nhành cây, trúc đá hoa cỏ trái cây...họa tiết hoa cỏ gồm có bông hoa lớn và lá to, trong đó được điểm xung quanh bằng những cánh hoa sen tạo thành hình cái hồ lô, trang trí diềm hoa mẫu đơn thành hình ngọc trân châu trắng, họa tiết cánh hoa sen sẽ giúp tạo khoảng cách, phía trong khung được trang trí bằng thanh hoa..một loại thanh hoa nữa là họa tiết nguyên liệu trong nước. Họa tiết này có đặc trưng mềm mại phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.


  

(Ảnh nguồn: sunrise-art.com)





(Ảnh nguồn: lessingimages.com)

5. Xem bên trong: Bên trong các loại lọ, bình sứ thanh hoa thường không tráng men, phần thân dùng phương pháp dính kết từng phần, phần bụng và đáy vật thường nhìn rõ chỗ nối kết. Trong bình mai và phần vai chỗ nối có cảm giác thô, phía bên trong thường lồi lên khoảng 1-2mm , kích thước phần thô không theo quy tắc nào cả, dùng tay sờ vào thấy tròn mịn .Phía trong bình hơi có màu vàng nhạt,có thể nhìn rõ những hạt đá sỏi nhỏ bên trong, trên phần bụng thường không phải xử lý gì, từ dưới bụng đến đáy có nhiều hoa văn xoay. Nhìn nghiêng với ánh sáng mạnh có thể thấy một vài điểm sáng lấp lánh, phát ra ánh sáng, được gọi là điểm sáng âm dương.



6.Xem dưới đáy chân: Dưới đáy của các đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên như đáy bình, đáy lọ thường có hình dạng chân tròn lõm ở bên trong, đáy chân dày và rộng, một số ít đáy chân có hình thon, chân có màu đậm màu nhạt, đa số là nhạt. Các loại bát đĩa chân tròn đa số mặt ngoài lại thon nhỏ, nhưng dù là vật đã được mài dũa hay có hình tròn, vòng chân, thường ,thường mang đến cảm giác theo quy tắc nhất định, các loại bình, lọ đá vụn dưới đáy chân có cảm giác rất chặt, cũng có khi hơi lỏng lẻo. Những vụn sỏi nhỏ li ti phải nhìn thật kỹ, thật tinh mới thấy được. Có những đáy chân lồi lên hiện rõ hình tim . Đáy lọ, bình , đa số có hình hoa văn xoay. Có những vòng đáy và đáy chân lẫn với các hạt đá nhỏ mà mắt thường có thể nhìn thấy, dính những nốt men đen kích thước khác nhau, và có hình dạng tự nhiên



A rare blue and white jar, guan, Yuan Dynasty, early to mid 14th century



(Ảnh nguồn: bukowskis.com)





A Blue and White 'Meiping' Vase, late Yuan-early Ming Dynasty

(ảnh nguồn: Stockholm Auktionsverk)





(Ảnh nguồn: sunrise-art.com)

7. Xem màu sắc và bong bóng: Màu sắc của thanh hoa nhà Nguyên rất quan trọng, vòng chân ngoài của bình, lọ thông thường sẽ được tráng men màu thủy lục rất đậm, cũng có thể được tráng màu xanh trứng vịt. Lớp men trên thân đồ vật luôn hiện màu xanh trắng, màu xanh nhạt, hoặc hơi ngả sang màu vàng...Sứ thanh hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên các lo, bình...đều có màu sắc rõ rệt. Màu sắc dựa vào những thay đổi của độ khô, độ ẩm, nhiệt độ trong không khí cùng các mùa ...sẽ hiện ra những màu sắc khác nhau trên lớp men .Các bình, lọ sứ thanh hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên( kỳ Diên Hữu) có lúc xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhẹ , thường do thời tiết quá nóng, và còn trên lớp men thanh bạch và xu phủ thời đầu kỳ và trung kỳ nhà Nguyên đa số không có bong bóng. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ thanh hoa, trên thanh hoa men trắng và men trắng trứng mới có bong bóng , nhưng có hai loại bong bóng lớn nhỏ , bong bóng nhỏ nhiều , lớp men thanh hoa nhà Nguyên đa phần có hình dạng trong suốt, khô, mềm mại.

Cổ vật tinh hoa dịch và biên tập hình ảnh. ( nguồn: Jia Hao Guo Ji)

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Diễn đàn Cổ Vật Tinh Hoa


Xin chân trọng được mời tất cả các bạn tham gia diễn đàn Cổ Vật Tinh Hoa.

Diễn đàn là nơi giao lưu, trao đổi về của vật của những người yêu thích cổ ngọan trong và ngoài nước.

Mong muốn có được một website về cổ vật đã được manh mún từ năm 2007, tuy nhiên do 1 số yếu tố, đến năm 2009, diễn đàn mới chính thức được ra mắt, và website vẫn còn là mục tiêu.

Tham vọng của diễn đàn là sẽ tạo lập được 1 bức tranh toàn cảnh về cổ vật ở Việt nam ( chủ yếu bao gồm cổ vật của Trung Quốc và Việt nam), từ đó sẽ có thể hình thành được các bộ sưu tập phong phú về chủng loại cũng như đa dạng về văn hóa.

Với mục đích là nơi giao lưu về cổ vật, nên các chức năng của diễn đàn được thiểt kế dành riêng cho vấn đề quản lý cổ vật để các thành viên có thể dễ ràng quản lý bộ sưu tập của mình cũng như giới thiệu, quảng bá bộ sưu tập


Diễn đàn Cổ Vật Tinh hoa được phân thành các chuyên mục theo chủng loại của cổ vật như Đồ gốm sứ, đồ đá quý, đồ đông-bạc -vàng, đồ gốm việt, đồ gỗ, đồ thủy tinh-pha lê, đồ gỗ, tiền cổ, đồ phỏng cổ.

Địa chỉ của diễn đàn:



Xin giới thiệu một số ảnh của cổ vật tiêu biểu trên diễn đàn Cổ Vật Tinh Hoa